Ấn Độ tìm đường gia tăng xuất khẩu sang các nước RCEP

Vào tháng 11/2019, Ấn Độ đã quyết định không tham gia Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) giữa ASEAN và 5 đối tác thương mại châu Á. Kể từ đó, các nhà xuất khẩu Ấn Độ lo ngại về việc mất thị trường ở các nước RCEP. Các nhà xuất khẩu tập trung chú ý vào việc tận dụng các quy định của các hiệp định thương mại tự do (FTA) hiện hành và quan trọng nhất là nắm bắt các cơ hội hiện có tại các thị trường này.

Ví dụ như cả Nhật Bản và Hàn Quốc - đều có FTA với Ấn Độ - nhập khẩu tới 50% nhu cầu lương thực của họ. Ấn Độ có thể là nhà sản xuất trái cây và rau quả lớn thứ hai trên thế giới, nhưng so sánh lượng rau quả xuất khẩu của Ấn Độ với Ecuador cho thấy câu chuyện về sự lệch hướng của Ấn Độ với các thị trường xuất khẩu. Khoảng cách vận chuyển từ Ecuador đến Nhật Bản gấp ba lần từ Ấn Độ đến Nhật Bản. Lý do mà Ecuador xuất khẩu nhiều hơn Ấn Độ là họ xuất khẩu những gì Nhật Bản muốn.

Vào năm 2019, Ấn Độ có thị phần chưa đến 1% thương mại rau quả đông lạnh của thế giới. Ấn Độ là nước sản xuất cà phê chè lớn thứ hai trên thế giới, nhưng Việt Nam lại xuất khẩu cà phê lát đông lạnh sang Nhật Bản. Tuy nhiên, bất cứ nơi nào Ấn Độ tập trung vào rau đông lạnh đều thấy thành công. Một trường hợp điển hình là khoai tây chiên đông lạnh. Năm 2015, Ấn Độ nhập khẩu khoai tây chiên, nhưng năm 2019 đã xuất khẩu hơn 30.000 tấn, chủ yếu là sang các nước ASEAN. Ấn Độ cũng là nhà xuất khẩu lớn thứ ba về Surimi paste, một sản phẩm chưa được biết đến ở thị trường nội địa.

Thành công tương tự có thể đạt được trong nhiều sản phẩm khác. Lấy trường hợp rau sấy khô. Ấn Độ là nước xuất khẩu rau sấy lớn thứ tư trên thế giới, nhưng thị phần chỉ là 153 triệu USD so với 3,23 tỷ USD của Trung Quốc. Hàn Quốc không xuất hiện trong danh sách 10 quốc gia nhập khẩu hành tây khô hàng đầu của Ấn Độ, mặc dù dân số của nước này tiêu thụ số lượng trên đầu người cao nhất. Do sự gia tăng của các nhà bếp thương mại, nhu cầu về rau khô đang tăng nhanh và Ấn Đô tính đến chiếm một thị phần lớn hơn.

Trong vài năm gần đây, người tiêu dùng ở các thị trường giàu có đã chuyển sang chế độ ăn uống lành mạnh hơn và tiêu thụ nhiều hơn các sản phẩm có nguồn gốc thực vật, nhưng hàng xuất khẩu của Ấn Độ bị đóng băng trong thời gian. Ngay cả trong những lĩnh vực có thế mạnh truyền thống, chẳng hạn như Ayurveda, các công ty nước ngoài đang tung ra các sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về các sản phẩm sức khỏe. Năm ngoái, một công ty khởi nghiệp tại Nhật Bản EaTreat đã tung ra hai hỗn hợp trà Ayurvedic.

Kỷ lục của Ấn Độ về xuất khẩu các sản phẩm thực phẩm đóng gói lại thấp hơn nhiều so với tiềm năng, ngay cả với thực phẩm truyền thống của Ấn Độ. Các mặt hàng xuất khẩu của Ấn Đọ giới hạn ở người Ấn Độ xa xứ và nước này đã cố gắng tiếp cận với lượng lớn dân cư hơn ở các quốc gia mục tiêu. Cả ở Nhật Bản và Hàn Quốc, cơm cà ri là một trong những bữa ăn phổ biến nhất, nhưng Ấn Độ đã không cố gắng tìm hiểu thị trường này và giới thiệu các sản phẩm Ấn Độ phù hợp với khẩu vị và truyền thống ẩm thực của các quốc gia này. Ấn Độ có nguyên liệu thô nhưng không có bí quyết phát triển sản phẩm và chiến lược marketing hay chiều sâu.

Các hội đồng xúc tiến xuất khẩu của nước này đã được cung cấp ngân sách hơn 1 triệu USD mỗi năm cho hoạt động tiếp thị toàn cầu. Ấn Độ đã chi hơn 25 tỷ USD trong 5 năm qua để cung cấp trợ cấp mà không tăng đáng kể xuất khẩu. Đầu tư một phần trong số 25 tỷ USD này vào việc tạo ra cơ sở hạ tầng tiếp thị xuất khẩu sẽ làm nên điều kỳ diệu. Thái Lan đã đầu tư 2 tỷ USD để xây dựng ‘Food Innopolis’, một nền tảng đổi mới thực phẩm tích hợp để tăng trưởng xuất khẩu nông sản Thái Lan trong thập kỷ tới. Cơ sở hạ tầng như vậy đang thiếu ở Ấn Độ.

Đó không phải là các rào cản thương mại đang cản trở xuất khẩu của Ấn Độ mà là thiếu nắm bắt về các xu hướng toàn cầu năng động và ít đầu tư vào nghiên cứu thị trường và phát triển sản phẩm. Nếu phải tăng xuất khẩu, Ấn Độ phải đầu tư nhiều hơn vào cơ sở hạ tầng dịch vụ đó. Ấn Độ cũng có một thương hiệu toàn cầu về yoga nhưng chưa bao giờ tận dụng tiềm năng của nó trong các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe.

Thị trường thương mại điện tử RCEP trị giá 550 tỷ USD (vào năm 2025) là một cơ hội lớn nhưng Ấn ĐỘ vẫn chưa đưa ra chiến lược hoặc tạo cơ sở hạ tầng để thâm nhập vào các thị trường này. Thị trường châu Phi sẽ thay đổi sau khi Hiệp định Thương mại tự do Lục địa châu Phi được ký kết. Ấn Độ có thể làm rất nhiều để tăng xuất khẩu của mình từ 1,6% thị phần toàn cầu lên 3,5% vào năm 2025 bất chấp các hàng rào thuế quan.

Việt Dũng

Nguồn: https://congthuong.vn/an-do-tim-duong-gia-tang-xuat-khau-sang-cac-nuoc-r...

0912.232.672